Bayer hưởng ứng Tháng Nhận thức về bệnh Lạc Nội Mạc Tử Cung – EndoMarch và đồng hành cùng phụ nữ Việt Nam với nhiều hoạt động thiết thực

  • Bayer Việt Nam phối hợp với Hội Phụ sản Việt Nam (VAGO) và Bệnh viện Phụ sản Trung ương (NHOG) tổ chức hội thảo giáo dục cộng đồng về bệnh Lạc Nội Mạc Tử Cung.
     
  • Chương trình hội thảo được triển khai với mục tiêu cung cấp kiến thức về bệnh lý Lạc Nội Mạc Tử Cung cũng như thể hiện sự đồng cảm với bệnh nhân và gia đình, từ đó xây dựng một cộng đồng cùng kết nối và sẻ chia. 
     
  • Bayer hưởng ứng Tháng Nhận thức về bệnh Lạc Nội Mạc Tử Cung (EndoMarch) ở Việt Nam và khu vực Châu Á thông qua chiến dịch #DontLiveWithPain (tạm dịch Đừng cam chịu Cơn đau). 

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 26 tháng 03 năm 2022  -

Nhằm hưởng ứng Tháng Nhận thức về bệnh Lạc Nội Mạc Tử Cung (EndoMarch), Bayer Việt Nam phối hợp với Hội Phụ sản Việt Nam (VAGO) và Bệnh viện Phụ sản Trung ương (NHOG) tổ chức chương trình hội thảo nâng cao nhận thức và kiến thức trong cộng đồng về bệnh lý này.


Chương trình hội thảo được diễn ra từ 14h đến 16h30 ngày 26 tháng 3 tại khách sạn Melia Hà Nội và được truyền trực tiếp trên nền tảng Zoom. Thông qua buổi hội thảo, Bayer Việt Nam mong muốn có thể kết nối và hỗ trợ cho các bệnh nhân đang mắc phải căn bệnh này.
 

Girl 1
Chương trình hội thảo góp phần nâng cao nhận thức của cộng đồng về bệnh lý Lạc Nội Mạc Tử Cung và các phương pháp điều trị sẵn có.

Bác sĩ Trần Thị Lan Hương, Giám đốc Y khoa nhánh Dược phẩm, Bayer Việt Nam, chia sẻ: “Bayer mong muốn mang đến nhiều giải pháp đổi mới, sáng tạo để giúp cộng đồng có cuộc sống tốt đẹp hơn. Với mục tiêu này, chúng tôi đã triển khai nhiều chương trình giúp chăm sóc sức khỏe toàn diện cho phụ nữ. Trong suốt cuộc đời của mình, phụ nữ phải đối mặt với rất nhiều vấn đề về sức khỏe, từ kinh nguyệt đến quá trình mang thai và mãn kinh, hoặc các bệnh lý phụ khoa như Lạc Nội Mạc Tử Cung hoặc U Xơ Tử Cung. Thấu hiểu những vất vả này, Bayer Việt Nam vinh dự được đồng hành cùng Hội Phụ sản Việt Nam và Bệnh viện Phụ sản Trung ương tổ chức buổi hội thảo, nhằm mang đến nhiều thông tin hữu ích, cũng như hỗ trợ và chia sẻ với phụ nữ nói chung và các chị em đang gặp những vấn đề kể trên. Chúng tôi cũng hy vọng buổi hội thảo sẽ góp phần nâng cao nhận thức của cộng đồng về bệnh lý Lạc Nội Mạc Tử Cung và các phương pháp điều trị sẵn có, đồng thời mang đến cho bệnh nhân cơ hội kết nối và tạo ra một cộng đồng hỗ trợ lẫn nhau”.


Chương trình hội thảo có sự tham dự của các chuyên gia y tế đầu ngành như Phó giáo sư Vũ Bá Quyết - Phó chủ tịch Hội Phụ sản Việt Nam và cô Surita Morgan - Chủ tịch Hiệp hội bệnh nhân Lạc Nội Mạc Tử Cung Malaysia. Đồng thời, chương trình còn có sự tham gia và chia sẻ của hai bệnh nhân là chị Lydia Lê và chị Trần Thu Hương. Thông qua chương trình, hàng nghìn bệnh nhân trên cả nước có thể cùng kết nối và chia sẻ, truyền cảm hứng để cùng nhau vượt qua căn bệnh này.

 

Girl 5
Đại diện Đơn vị tổ chức, Bệnh nhân và Đối tác đồng hành xây dựng Hội thảo Gặp Gỡ Chia sẻ Kinh Nghiệm Giữa Các Bệnh Nhân Lạc Nội Mạc Tử Cung

Bayer nỗ lực nâng cao nhận thức về Lạc Nội Mạc Tử Cung - một căn bệnh mạn tính có ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe phụ nữ

Lạc Nội Mạc Tử Cung là căn bệnh dễ tái phát và dai dẳng ở phụ nữ. Điểm đặc trưng của bệnh lý này là sự xuất hiện và phát triển của mô nội mạc tử cung bên ngoài tử cung, sau quá trình các mô nội mạc này bị phá vỡ và tái tạo nhiều lần theo chu kỳ kinh nguyệt. Tổn thương nội mạc tử cung lạc chỗ gây chảy máu tại cơ quan ngoài tử cung, điều này kích hoạt phản ứng viêm tại chỗ và gây đau cho bệnh nhân.


Theo PGS.TS.BS Vũ Bá Quyết, phó chủ tịch Hội Phụ Sản Việt Nam: “Ước tính, khoảng 20-30% phụ nữ Việt Nam trong độ tuổi sinh đẻ mắc bệnh Lạc Nội Mạc Tử. Lạc Nội Mạc Tử Cung gây đau ở các mức độ khác nhau và gây vô sinh. Những cơn đau có thể tái phát dai dẳng, dữ dội khiến người bệnh căng thẳng cả về thể chất lẫn tinh thần. Tuy nhiên, các triệu chứng có thể thuyên giảm nếu bệnh được phát hiện sớm và được điều trị liệu pháp phù hợp lâu dài”.
 

Girl 4
PGS.TS. BS Vũ Bá Quyết chia sẻ và giải đáp thắc mắc cho bệnh nhân về các câu hỏi liên quan đến bệnh lý Lạc Nội Mạc Tử Cung.

Triệu chứng của bệnh Lạc Nội Mạc Tử Cung không giống nhau giữa các bệnh nhân, có thể bao gồm đau bụng kinh, đau vùng chậu không theo chu kỳ, đau khi giao hợp, khó tiểu, táo bón, mệt mỏi và giảm khả năng sinh sản. Các phương pháp điều trị tập trung vào mục đích giảm đau, làm chậm sự phát triển của bệnh, cải thiện khả năng sinh sản (nếu muốn) và/hoặc ngăn ngừa tái phát.


Tại buổi hội thảo, bác sĩ Vũ Bá Quyết, cũng chia sẻ về hiệu quả của các phương pháp điều trị Lạc Nội Mạc Tử Cung: “Điều trị Lạc Nội Mạc Tử Cung có thể sử dụng ngoại khoa hoặc nội khoa. Với mục tiêu giảm đau, điều trị nội khoa là giải pháp ưu tiên và cá thể hóa từng ca bệnh. Việc phẫu thuật được chỉ định sau khi phương pháp nội khoa thất bại hoặc không thể điều trị nội khoa. Bệnh nhân cũng cần nhận thức rằng, phẫu thuật hay nội khoa đều giúp kiểm soát bệnh nhưng tùy từng trường hợp mà bệnh sẽ tái phát - nhanh hoặc chậm. Chính vì thế, bệnh nhân cần chuẩn bị tâm lý và chủ động hỏi ý kiến từ bác sĩ. Khi sử dụng thuốc theo đơn của bác sĩ nếu bị tác dụng ngoại ý, các bệnh nhân nên bình tĩnh để liên lạc với bác sĩ điều trị, không nên tự ý bỏ điều trị hoặc tự chuyển sang những liệu pháp khác nhau.” - Bác sĩ Vũ Bá Quyết cho biết thêm.


Chị Lydia Lê, một bệnh nhân mắc bệnh Lạc Nội Mạc Tử Cung tâm sự: “Một thực trạng mà từ các bác sĩ điều trị đến các bệnh nhân hiện nay chưa đặc biệt quan tâm, đó là ảnh hưởng tâm lý tiêu cực từ căn bệnh lạc nội mạc tử cung mang đến cho người bệnh. Bệnh nhân ngoài những cơn đau do căn bệnh mang đến, gây ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống, công việc, còn gián tiếp ảnh hưởng lên tâm lý của bệnh nhân. Chúng ta cần có một cái nhìn tổng quát hơn về căn bệnh, bác sĩ cần nhìn thêm từ khía cạnh tâm lý bệnh nhân, còn bệnh nhân cần tự giác hơn trong việc quan sát và tự tìm hiểu về căn bệnh, trao đổi trực tiếp với bác sĩ, để nâng cao kết quả điều trị”.


 

Girl 3
Chị Lydia Lê - một bệnh nhân mắc bệnh Lạc Nội Mạc Tử Cung khuyến khích bệnh nhân lưu ý quan sát và tự tìm hiểu về căn bệnh, trao đổi trực tiếp với bác sĩ để nâng cao kết quả điều trị.

Cô Trần Thu Hương, Quản trị viên cộng đồng bệnh nhân Lạc Nội Mạc Tử Cung với hơn 4.000 thành viên, chia sẻ: “Tôi bị Lạc Nội Mạc Tử Cung hơn 15 năm nay và cũng đã trải qua rất nhiều khó khăn, vất vả để sống chung với bệnh. Khi tìm hiểu ra mới thấy tôi không cô đơn vì cứ 10 người phụ nữ thì có 1 người mắc bệnh, và tôi chỉ là một trong khoảng 200 triệu phụ nữ trên thế giới mắc căn bệnh này. Tôi đã lập ra một cộng đồng trên Facebook để những người cùng cảnh ngộ có thể cùng chia sẻ, cảm thông và giúp nhau vượt qua từng ngày. Các thông tin chính thống, tin cậy về căn bệnh này cũng còn rất hạn chế, mặc dù những thông tin này có thể giúp bệnh nhân có hiểu biết chính xác hơn về căn bệnh, từ đó biết cách vượt qua những khó khăn mà bệnh gây nên. Người bệnh Lạc Nội Mạc Tử Cung cũng mong được các bác sĩ và hệ thống y tế nước nhà quan tâm nhiều hơn vì đây là bệnh lý mạn tính, chị em mắc bệnh này phải chịu ảnh hưởng nặng nề cả về thể chất và tinh thần, ngoài ra còn phải chịu gánh nặng từ chi phí điều trị. Do những cơn đau đơn kéo dài, rất nhiều phụ nữ bị Lạc Nội Mạc Tử Cung đã bị suy nhược sức khỏe, có nhiều người còn bị trầm cảm, khiến cho cuộc sống, tuổi xuân của họ trở nên vô cùng khó khăn.”


Bayer tiên phong trong nỗ lực điều trị bệnh Lạc Nội Mạc Tử Cung với Chiến dịch #DontLiveWithPain ở châu Á

Trước thềm Tháng Nhận thức về Lạc Nội Mạc Tử Cung ở châu Á, Bayer, cùng với các chuyên gia lâm sàng từ các nước trong khu vực, đã công bố một tài liệu hướng dẫn y khoa về “Đồng thuận chuyên gia khu vực Châu Á về: Chẩn đoán lâm sàng và điều trị bệnh Lạc Nội Mạc Tử Cung”. Mục tiêu hàng đầu của bản hướng dẫn này là giúp các chuyên gia chăm sóc sức khỏe định hướng chẩn đoán lâm sàng sớm và điều trị phù hợp Lạc Nội Mạc Tử Cung nhằm mang lại kết quả tốt nhất cho bệnh nhân.


Bản đồng thuận chuyên gia này có nội dung tương đồng với hướng dẫn Chẩn đoán và điều trị năm 2022 được ban hành bởi Hiệp hội Sinh sản và Phôi thai Châu Âu (ESHRE), trong đó đã nêu rõ các phương pháp chăm sóc tốt nhất cho phụ nữ bị Lạc Nội Mạc Tử Cung. Các tài liệu y khoa này đều nhấn mạnh tầm quan trọng của việc sử dụng các can thiệp y tế không xâm lấn khi chẩn đoán bệnh và điều trị sớm với mục tiêu lấy bệnh nhân là trung tâm. Ví dụ, chẩn đoán lâm sàng được khuyến nghị trước khi sử dụng nội soi ổ bụng để chẩn đoán, và khuyến nghị về việc sử dụng liệu pháp nội khoa để kiểm soát cơn đau sau phẫu thuật.


“Với tỷ lệ 10% phụ nữ trong độ tuổi sinh sản trên toàn thế giới bị ảnh hưởng bởi Lạc Nội Mạc Tử Cung, căn bệnh này đang trở thành gánh nặng to lớn cho người dân toàn thế giới và trong khu vực. Do đó, chúng tôi rất vui khi thấy những giá trị tích cực của các bản hướng dẫn đồng thuận này đã giúp hỗ trợ các cán bộ y tế trong chẩn đoán và điều trị tốt hơn trong bối cảnh lâm sàng ở khu vực Châu Á và mang đến kết quả tốt nhất cho bệnh nhân,” Catherine Donovan, Phó Giám đốc Y khoa, nhánh Dược phẩm của Bayer khu vực châu Á - Thái Bình Dương, cho biết.


Cô Surita Morgan, Chủ tịch Hội Phụ sản Malaysia, cho biết thêm: “Các bệnh nhân Lạc Nội Mạc Tử Cung ở Việt Nam hay Malaysia đều phải chịu đựng những tổn thương cả về thể chất và tinh thần từ khi còn trẻ, phải tự mình vượt qua khó khăn mà không có sự hỗ trợ của những người xung quanh. Tình trạng này cần phải ngừng lại! Với tư cách là một bệnh nhân Lạc Nội Mạc Tử Cung, tôi muốn khuyến khích các bệnh nhân Lạc Nội Mạc Tử Cung ở Việt Nam hãy lên tiếng và cùng nhau xây dựng một cộng đồng bệnh nhân Việt Nam để hỗ trợ nhau vượt qua căn bệnh quái ác này. Hãy chung tay và chấm dứt sự im lặng về căn bệnh Lạc Nội Mạc Tử Cung.”


 

Girl 2
Cô Surita Morgan - Chủ tịch Hiệp hội bệnh nhân Lạc Nội Mạc Tử Cung Malaysia dặn dò các chị em hãy đi khám và đừng im lặng chịu đựng cơn đau một mình

Bayer hướng đến mục tiêu giải quyết tình trạng bệnh nhân thiếu thông tin trong rất nhiều năm qua để giúp phụ nữ phát hiện những bất thường và khuyến khích họ tìm cách điều trị sớm. Với mục tiêu này, Bayer đã phát động chiến dịch #DontLiveWithPain nhằm khuyến khích phụ nữ tìm kiếm sự can thiệp và điều trị sớm, thay vì chịu đựng nỗi đau trong im lặng và hiểu nhầm rằng cơn đau đó là bình thường.


EndoMarch là từ ghép của các từ “Lạc Nội Mạc Tử Cung” (Endometriosis) và “tháng Ba” (March). Chiến dịch lần đầu tiên được phát động tại Hoa Kỳ và được mở rộng thành một chiến dịch toàn cầu vào năm 2014. Mục tiêu chung của chiến dịch là nâng cao nhận thức của cộng đồng về căn bệnh này.


#DontLiveWithPain được phát động tại châu Á nhằm nâng cao nhận thức, tuyên truyền và hỗ trợ phụ nữ hiện đại hiểu và vượt qua bệnh Lạc Nội Mạc Tử Cung. Tại Việt Nam, Bayer nỗ lực đạt những mục tiêu này thông qua buổi hội thảo về Lạc Nội Mạc Tử Cung được tổ chức cùng với Hội Phụ sản Việt Nam (VAGO) và Bệnh viện Phụ sản Trung ương (NHOG) cùng nhiều hoạt động khác, thể hiện cam kết không ngừng nâng cao nhận thức của cộng đồng về căn bệnh nguy hiểm này và cải thiện sức khỏe của phụ nữ Việt Nam.
 

Về Bộ phận Chăm sóc sức khỏe phụ nữ - nhánh Dược phẩm tại Bayer 

Bayer là một trong những công ty hàng đầu trong lĩnh vực Chăm sóc Sức khỏe Phụ nữ, với cam kết lâu dài giúp cuộc sống tốt đẹp hơn nhờ ứng dụng khoa học vào tăng cường thúc đẩy danh mục các phương pháp điều trị sáng tạo. Bayer cung cấp nhiều giải pháp ngừa thai an toàn, hiệu quả, cùng các liệu pháp giúp kiểm soát giai đoạn mãn kinh và các bệnh phụ khoa. Bayer cũng đang tập trung sáng tạo các giải pháp mới để giải quyết các nhu cầu chăm sóc sức khỏe của phụ nữ trên toàn thế giới. Ngày nay, các nỗ lực nghiên cứu và phát triển của Bayer tập trung vào việc tìm kiếm các giải pháp mới giúp kiểm soát giai đoạn mãn kinh, cũng như các bệnh phụ khoa và bao gồm một số hợp chất trong các giai đoạn phát triển tiền lâm sàng và lâm sàng khác nhau. Nhiều dự án đã thể hiện được cách tiếp cận nghiên cứu của công ty, ưu tiên các mục tiêu và lộ trình có khả năng thay đổi cách điều trị các bệnh phụ khoa. Ngoài ra, Bayer đặt mục tiêu hỗ trợ cho 100 triệu phụ nữ ở các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình tới năm 2030 được tiếp cận các giải pháp kế hoạch hóa gia đình thông qua các chương trình viện trợ đa bên và đảm bảo cung cấp các phương tiện tránh thai hiện đại với giá cả phải chăng. Đây là một phần của các hoạt động và cam kết phát triển bền vững toàn diện của Bayer bắt đầu từ năm 2020 trở đi và phù hợp với các Mục tiêu Phát triển Bền vững của Liên hợp quốc.


Về Bayer

Bayer là Tập đoàn toàn cầu có chuyên môn trong các lĩnh vực về Khoa học Đời sống, bao gồm Chăm sóc Sức khỏe và Dinh dưỡng. Sản phẩm và dịch vụ của Tập đoàn được thiết kế nhằm đáp ứng nhu cầu và nâng cao chất lượng cuộc sống con người thông qua việc hỗ trợ họ vượt qua những thách thức chính từ việc dân số toàn cầu đang gia tăng và già đi. Đồng thời, Tập đoàn hướng đến việc tăng cường tiềm lực tài chính và tạo ra giá trị thông qua các hoạt động sáng tạo và tăng trưởng. Bayer cam kết tuân thủ các nguyên tắc phát triển bền vững, thương hiệu Bayer đại diện cho niềm tin, độ tin cậy và chất lượng trên toàn thế giới. Trong năm tài chính 2020, Tập đoàn đã tuyển dụng 100,000 lao động và đạt doanh số 41,1 tỷ euro. Chi phí Nghiên cứu & Phát triển (R&D) lên đến 4,9 tỷ euro. Để biết thêm thông tin, vui lòng truy cập: www.bayer.com


Ghi chú
Thông cáo báo chí này có thể đề cập đến một số thông tin dự đoán dựa trên giả định và dự báo hiện tại của tập đoàn Bayer hoặc của các tập đoàn chi nhánh. Do đó, một số rủi ro không lường trước được hoặc không thể lường trước được, một số vấn đề chưa chắc chắn hoặc một số yếu tố khác có thể dẫn đến một số khác biệt giữa kết quả thực tế, tình hình tài chính, sự phát triển hay kết quả hoạt động của công ty so với các thông tin trên đây. Các yếu tố này bao gồm các vấn đề đã được đề cập trong các báo cáo công khai của Bayer (có thể xem tại www.bayer.com). Công ty không chịu bất kỳ nghĩa vụ pháp lý nào trong việc cập nhật ghi chú này hoặc điều chỉnh cho phù hợp với các sự kiện hoặc tình hình phát triển trong tương lai.

girl-1-820x463
Seminar aims to provide Endometriosis patients and careers with knowledge, understanding and empathy, allowing them to connect and form a community

Dr. Tran Thi Lan Huong, Medical Director of the Pharmaceuticals Division, Bayer Vietnam, shared: “Bayer aims to deliver a better life by advancing innovative treatments and solutions. To achieve this goal, we have carried out numerous programs that address the individual health needs of women. Over the course of their lives, women have to deal with very different intimate health issues, from menstruation to pregnancy, and menopause to Endometriosis or Myomas. That’s precisely why Bayer Vietnam was privileged  to collaborate with VAGO and NHOG to organize this seminar to share information while providing support and showing empathy to patients. We hope it will increase awareness of the disease and the treatment options available, while also giving patients an opportunity to connect and create a mutually supportive community.”

girl-5-820x427
Representatives of the Organizer, Patients and Partner accompany the Patient Campaign for the Anniversary of EndoMarch.

Bayer strives to increase awareness of Endometriosis - a chronic disease with serious implications 


Endometriosis is a recurring and persistent disease in women. It is characterized by the presence and growth of endometrial tissue outside the uterus which undergoes menstrual-cycle-driven proliferation and breakdown. The blood produced is trapped at the site of lesion and can trigger local inflammatory reactions. 
 

Endometriosis is a recurring and persistent disease in women. It is characterized by the presence and growth of endometrial tissue outside the uterus which undergoes menstrual-cycle-driven proliferation and breakdown. The blood produced is trapped at the site of lesion and can trigger local inflammatory reactions. 


Dr. Vu Ba Quyet, the Vice President of the Vietnam Association of Gynecology and Obstetrics (VAGO) shared: “It is estimated that 20 - 30% of Vietnamese women who have endometriosis. Endometriosis causes pain with different types and causes infertility. The recurring, intense pain and the risk of infertility puts immense physical and mental strain on patients. However, the symptoms can be alleviated by early diagnosis and a regimen of long-term adjuvant medication.”

girl-4-820x463
Assoc.Prof.Dr. Doctor Vu Ba Quyet shared and answered questions about Endometriosis.

Symptoms of Endometriosis can vary and can include dysmenorrhea, non-cyclic pelvic pain, dyspareunia, dysuria, dyschesia, fatigue and subfertility. There is no cure for Endometriosis and treatment of the disease aims to relieve pain, slow the growth of Endometriosis, improve fertility (where desired), and/or to prevent the disease from recurring after successful treatment.


During the seminar, Dr. Vu Ba Quyet discussed the merits of medicine and surgery in treating Endometriosis: “Internal medicine is the optimum solution. Only when this route fails should surgery be performed due to the serious risk of further complications, in the case of ovarian endometriosis, of infertility.”
“Patients also need to be aware that surgery or medical therapy is not a cure,” he added. “The disease will return - slowly or swiftly, depending on each case - and women must mentally prepare themselves and continue seeking medical consultation. While using drugs prescribed by doctors if it has adverse events, patients should be calm to contact doctors. Patients should not stop treatment by themselves or switch to different therapies.”


From a patient’s point of view, Ms. Lydia Leshared: “The fact that doctors and patients are unaware of Endometriosis bringing the negative psychological effect at the patient. In addition to the pain brought by the disease, which directly affects life and work, the pain also indirectly affects the psychology of the patient. We need to look at Endometriosis in multiple aspects. To improve treatment outcomes, the healthcare professionals need to pay attention on patients’ psychological aspects, patients need to actively increase knowledge of disease, discuss with doctors.”

 

girl-3-820x463
Lydia Le - a patient with endometriosis, encouraged patients to pay attention to observe and learn about the disease themselves, to discuss directly with doctors to improve treatment results.

Ms. Tran Thu Huong, the administrator of a Facebook community of 4,000 Endometriosis patients, shared: “I've been living with endometriosis for over 15 years and have gone through many of the hardships affecting patients. When I learnt that I am not alone - one out of every ten women suffer from Endometriosis, that’s 200 million women in the world - I created a Facebook group where we can share and support each other. There is little reliable information about this disease, even though better understanding can help patients deal with its daily implications. The Endometriosis patients also hope that doctors and the health system will pay more attention to women with endometriosis as this is a chronic pathology and women are heavily affected by this disease in terms of physical and mental problems and the burden of the cost of treatment. A lot of women with Endometriosis have suffered depression from the pain of the disease, which makes their youth life extremely difficult.”


Bayer spearheads efforts to tackle Endometriosis with #DontLiveWithPain campaign in Asia


In the lead up to Endometriosis Awareness Month in Asia, Bayer, together with clinical experts from across the region, has unveiled a new consensus guideline: “Clinical Diagnosis and Early Medical Management for Endometriosis: Consensus for Asia”. The first-of-its-kind consensus aims to help healthcare professionals navigate clinical diagnosis for the treatment of Endometriosis.


The consensus aligns with the latest 2022 guidelines published by the European Society of Human Reproduction and Embryology (ESHRE), which details the best practices of caring for women with endometriosis. Both works emphasize the importance of non-invasive procedures in early diagnosis and treatment to allow for patient-centered care. For instance, symptom recognition is recommended before utilizing laparoscopy for diagnosis, and medical treatments are recommended for the management of pain post-surgery.


“With up to 10% of women of reproductive age worldwide affected by Endometriosis, it continues to pose a serious burden globally and in our region. As such, we’re excited to see the outcomes of the Asia Consensus guidelines which allow us to help healthcare professionals tackle the Endometriosis burden by improving diagnosis and treatment standards of the condition in Asia, enabling them to create the best outcomes for their patients,” said Catherine Donovan, Vice President of Medical Affairs Asia-Pacific, Bayer Pharmaceuticals Asia-Pacific. 


Ms. Surita Morgan, president of the Malaysian Association of Endocrinology Patients, shared: “Vietnamese and Malaysian patients suffer physically and emotionally from a young age, alone and without support from the people around them. This has to stop! As an Endometriosis patient, I would like to encourage Vietnamese Endometriosis patients to speak up and together build a community of Vietnamese Endometriosis patients to support each other and overcome this disease. Let's join hands and end the silence on Endometriosis.”

girl-2-820x463
Ms. Surita Morgan - President of the Malaysian Association of Endometriosis Patients, advised women to join hands and end the silence on Endometriosis.

Bayer aims to address the information gap persisting with this condition to help women detect irregularities and encourage them to seek early treatment. With this goal, Bayer has spearheaded the #DontLiveWithPain campaign to encourage women to seek intervention and treatment early, instead of suffering the debilitating pain in silence, believing that it is normal.


EndoMarch was first launched in the USA and was extended into a global campaign in 2014. The overall goal of the month is to raise public awareness of the disease.
#DontLiveWithPain was launched in Asia to raise awareness, educate, and assist modern-day women in understanding and managing Endometriosis. In Vietnam, Bayer has supported these efforts through the Endometriosis seminar held jointly with VAGO and NHOG, demonstrating its unwavering commitment to raising community awareness about this dangerous disease and to improving the health of Vietnamese women.
 

About women’s healthcare at Bayer 


Bayer is a recognized leader in the area of women’s healthcare, with a long-standing commitment to delivering science for a better life by advancing a portfolio of innovative treatments. Bayer offers a wide range of effective short- and long-acting birth control methods as well as therapies for menopause management and gynecological diseases.


Bayer also focuses on innovation to address the unmet medical needs of women worldwide. Today, Bayer’s research and development efforts focus on finding new treatment options for menopause as well as gynecological diseases and include several compounds in various stages of pre-clinical and clinical development. Together, these projects reflect the company’s approach to research, which prioritizes targets and pathways with the potential to alter the way that gynecological diseases are treated.


Additionally, Bayer intends to provide 100 million women in low-and-middle income countries with access to family planning by 2030 through funding multi-stakeholder aid programs and ensuring the supply of affordable modern contraceptives. This is part of the company’s comprehensive sustainability measures and commitments from 2020 onwards and in line with the Sustainable Development Goals of the United Nations.


About Bayer


Bayer is a global enterprise with core competencies in the life science fields of health care and nutrition. Its products and services are designed to help people and planet thrive by supporting efforts to master the major challenges presented by a growing and aging global population. Bayer is committed to drive sustainable development and generate a positive impact with its businesses. At the same time, the Group aims to increase its earning power and create value through innovation and growth. The Bayer brand stands for trust, reliability and quality throughout the world. In fiscal 2020, the Group employed around 100,000 people and had sales of 41.4 billion euros. R&D expenses before special items amounted to 4.9 billion euros. 


For more information, go to www.bayer.com.


Forward-Looking Statements 
This release may contain forward-looking statements based on current assumptions and forecasts made by Bayer management. Various known and unknown risks, uncertainties and other factors could lead to material differences between the actual future results, financial situation, development or performance of the company and the estimates given here. These factors include those discussed in Bayer’s public reports which are available on the Bayer website at www.bayer.com. The company assumes no liability whatsoever to update these forward-looking statements or to conform them to future events or developments.